Sáng 22/6, Cục Điện ảnh đã phát động cuộc thi 'Sáng tác kịch bản phim truyện, phim tài liệu năm 2023-2024 hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2030)'. Theo đó, 1 giải Nhất cho kịch bản Phim truyện sẽ là 80 triệu đồng, 1 giải Nhất cho kịch bản Phim tài liệu là 40 triệu đồng.
Đối tượng tham dự cuộc thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, không giới hạn về độ tuổi.
Trong đó yêu cầu kịch bản là sáng tác mới, chưa tham dự các đợt tuyển chọn kịch bản để sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước ở Trung ương, địa phương, các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình, các Bộ, Ban, ngành; chưa đoạt giải tại bất kỳ cuộc thi sáng tác kịch bản nào trong nước và quốc tế và chưa được sản xuất phim; Kịch bản phim tài liệu đảm bảo có thời lượng để sản xuất phim từ 30 phút đến 45 phút và kịch bản phim truyện đảm bảo có thời lượng để sản xuất phim từ 90-120 phút.
Trong buổi phát động cuộc thi vào sáng 22/6 tại Cục Điện ảnh, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nêu ý kiến rằng tại sao cuộc thi lớn như vậy mà giải thưởng lại không tương xứng. "Mấy khi phấn đấu được giải Nhất, sao Cục Điện ảnh không mạnh dạn treo thưởng 100 triệu đồng để các nhà biên kịch phấn khởi dù để đạt được giải đó rất khó.
Hai giải Nhì trị giá 50 triệu đồng cũng hơi ít so với tầm vóc cuộc thi là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Viết kịch bản thì biên kịch không ngại, chỉ có điều đi vào sản xuất như thế nào bởi đó là quá trình vô cùng cực khổ. Cái chính là làm sao thông được cơ chế, chính sách đối đãi với nghệ sĩ khi phim đi vào sản xuất", nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nói.
Trả lời về vấn đề này, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho hay nếu so với LHP Việt Nam với giải Bông sen vàng cho cả một bộ phim là 40 triệu đồng thì giải thưởng này không hề thấp khi trao 80 triệu đồng cho giải Nhất kịch bản Phim truyện và 40 triệu đồng cho giải Nhất kịch bản Phim tài liệu. "Trong tình hình kinh phí hạn chế hiện nay, Nhà nước đầu tư cho điện ảnh với kinh phí hạn hẹp thì đây là sự mạnh dạn của Cục Điện ảnh. Hai năm qua Nhà nước chỉ dành kinh phí sản xuất 3 bộ phim", Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho hay.
BTC sẽ nhận kịch bản từ ngày 1/2/2024 đến hết ngày 1/4/2024 (căn cứ theo dấu bưu điện). Vòng Chung khảo sẽ diễn ra từ ngày 30/7/2024 đến hết ngày 30/8/2024. Sau khi lựa chọn được các kịch bản xuất sắc để trao giải trong tháng 9/2024, Cục Điện ảnh sẽ tìm kiếm các hãng phim phù hợp để đưa kịch bản đoạt giải vào sản xuất.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, Indonesia và Thái Lan là hai thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều ô tô nhất. Đáng chú ý, Indonesia đã vượt Thái Lan để là quốc gia số 1 về xuất khẩu ô tô vào thị trường Việt Nam với 72.671 chiếc (chiếm 41,9%).
Tuy nhiên, tổng giá trị kim ngạch của xe Indonesia lại không cao, chỉ đạt 1,05 tỷ USD. Trong khi đó với số lượng nhỏ hơn một chút (với 72.032 chiếc, chiếm 41,5%) nhưng tổng giá trị kim ngạch của xe Thái Lan lại đạt tới 1,43 tỷ USD.
Trung Quốc vẫn chiếm vị trí thứ 3 với 17.340 xe xuất khẩu vào Việt Nam, chiếm khoảng 10,0% với kim ngạch đạt khá cao, tới 714,5 triệu USD. Xe nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu xe tải, xe chuyên dụng có giá trị đơn chiếc khá cao.
Riêng ba thị trường nêu trên đã chiếm đến 93,4% lượng xe nhập khẩu của cả nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu ô tô từ các quốc gia khác như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... với tổng số lượng 11.424 chiếc, chiếm 6,6%.
Trước đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 12/2022 ước đạt 39.700 chiếc, tăng mạnh khoảng 3% so với tháng 11 (với 38.600 chiếc) và tăng tới 11,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Kết quả này đã đưa tổng lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cả năm 2022 ước tính lên tới 439.600 chiếc, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!